0911 403 114

Nhiệt kế điển tử "Dùng sao cho đúng"

Những ngày này, lo sợ cúm A/H1N1 nhiều gia đình mua nhiệt kế về để kiểm soát thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu không biết cách đo, sẽ dẫn đến sai số thân nhiệt, có thể dẫn đến những biện pháp can thiệp không phù hợp.

Giật mình vì cách đo
Nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt có nhiều loại: Kẹp nách, kẹp miệng, đo hậu môn, đo tai, đo trán... với nhiều mẫu mã, hầu hết được bảo hành 2 – 3 năm. Tuy nhiên, theo phản ánh thì giá của các loại này khá cao, loại thấp nhất ngót trăm ngàn, loại cao tới hàng triệu đồng.
Chị Thu Giang, nhà ở đường Văn Cao (Hà Nội), cho biết, con chị hay bị ốm lại không chịu để mẹ đo nhiệt kế thường nên chị đã mua và sử dụng khá nhiều loại Nhiệt kế điện tử. Theo kinh nghiệm của chị Giang, loại đo ở tai, trán rất dễ sử dụng và tiện cho nhà có trẻ nhỏ. Những loại đo ở nách và hậu môn rất khó vì trẻ có thể ngọ nguậy, gây tổn thương hoặc làm hỏng nhiệt kế.
Chuyện đo nhiệt kế không đúng cách dẫn đến sai số thân nhiệt xảy ra khá nhiều trong gia đình. Chị Lê Thị Thu Hoài, nhà ở phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) cho biết, khi con bị sốt, bố quét nhiệt kế qua trán trẻ thấy 37,5 độ C, nhưng mẹ sờ con thấy nóng hầm hập bèn đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân thì... tá hoả vì con sốt tới 39,5 độ C.
Thậm chí, có phụ huynh đo tai trái của con là 38 độ C, nhưng đo sang tai phải đã vọt lên 39,5 độ C. Vợ chồng cứ thế cuống lên không biết xử lý thế nào. Có người mua Nhiệt kế điện tử kẹp nách, nhưng lại cho con ngậm ở miệng hoặc nhét vào hậu môn... Loại nhiệt kế đo miệng đầu mềm còn làm các bé vừa kẹp, vừa nhai chơi, khiến nhiệt độ tăng vọt so với thực tế của cơ thể.
Theo các bác sĩ, đo thân nhiệt không đúng cách sẽ dẫn tới những tai họa khó lường, sốt cao quá thì co giật, sai số nhiệt độ lớn ảnh hưởng tới xác định chính xác cho việc dùng thuốc.
 
 
Dễ thao tác nhưng hay bị sai
Bác sĩ Lâm Thanh Mai, Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội cho biết, Nhiệt kế điện tử nói chung thao tác dễ nhưng đo hay bị sai số hoặc không xác định được toàn bộ thân nhiệt. Ví dụ, loại quét trán chỉ phản ánh chính xác được nhiệt độ ở trán. Loại đo ở tai, miệng, đút hậu môn hoặc tay đều kém chính xác hơn so với nhiệt kế thuỷ ngân. Vì thế, tốt nhất là dùng loại nhiệt kế thủy ngân kẹp nách, vì ở điểm này phản ánh chính xác thân nhiệt cơ thể nhất.
Chị Nguyễn Thị Yến, Y tá Phòng khám Sức khoẻ 47 Hoàng Ngân (Hà Nội) cho biết, Nhiệt kế điện tử đa năng vừa đo thân nhiệt, lại đo được cả nhiệt độ phòng, đồng hồ... Tuy nhiên, người dân nên tìm hiểu kỹ cách sử dụng để đặt đúng điểm thì kết quả sẽ chính xác.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Phòng khám 466 Trần Khát Chân, Hà Nội cho biết: “Trong số các loại Nhiệt kế điện tử, phòng khám chúng tôi thường dùng loại nhiệt kế đo tai hơn cả, vì có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây, nhớ được 12 kết quả đo, dễ dùng, ít gây rủi ro hơn nhiệt kế đo ở hậu môn.
Loại Nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng hơn, bởi nó chỉ đo được ở vùng trán”. Ông Tùng cũng hướng dẫn thêm là khi đo Nhiệt kế điện tử ở tai, cần khẽ lắc nhẹ qua phải, rồi qua trái khi đặt vòi ở lỗ tai người bệnh. Riêng với bé sơ sinh từ 3 tháng trở xuống kết quả có thể không chính xác bằng các loại cặp nhiệt độ điện tử khác.
Hiện giá các loại Nhiệt kế điện tử của Đài Loan, Trung Quốc giá dưới 100.000 đồng. Còn giá Nhiệt kế điện tử đo miệng, nách, hậu môn hãng Medisana loại đầu cứng đã 95.000 đồng, đầu mềm 130.000 đồng. Một số loại nhiệt kế đo tai có giá từ 650.000 – 850.000 đồng, loại quét trán từ 750.000 – 900.000 đồng. Dù Nhiệt kế điện tử đang được nhiều phụ huynh có trẻ nhỏ ưa dùng, tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng nhiệt kế thuỷ ngân cặp nách vẫn là cách đo chuẩn nhất. Vì thế, nên kết hợp cả “truyền thống” và “hiện đại” – nghĩa là nên dùng song song để việc kiểm tra thân nhiệt được chính xác và thuận tiện.
Khi sử dụng Nhiệt kế điện tử, chỉ cần bật nút start rồi đưa vào vị trí đo: Loại ngậm miệng nên đặt ở dưới lưỡi. Loại đo tai cần để vòi sâu vào trong tai, hơi chếch 45 độ (cách đặt dưới lưỡi chỉ nên áp dụng cho trẻ 7-8 tuổi trở lên vì trẻ nhỏ hơn khó giữ yên nhiệt kế trong khoảng thời gian nhất định). Loại quét trán thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương.

Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế:
- Khi không dùng nhiệt kế, cần cất nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
- Không để gần tivi, máy tính, tủ lạnh... để nhiệt kế không bị nhiễm từ. Tốt nhất là cất trong tủ thuốc.
- Dùng xong phải lau vòi bằng khăn mềm và khô, không dùng khăn giấy vì dễ làm xước kính hồng ngoại.

Xem sản phẩm


Các tin khác
14.058324,108.277199